Bộ kìm nhổ răng trẻ em gồm 7 chi tiết:
- Kìm nhổ răng cửa hàm trên
- Kìm nhổ răng hàm trên
- Kìm nhổ răng hàm- hàm trên
- Kìm nhổ chân răng hàm trên
- Kìm nhổ răng cửa hàm dưới
- Kìm nhổ răng hàm dưới
- Kìm nhổ răng hàm- hàm dưới
Các dụng cụ đều được làm bằng thép không rỉ.
Cấu tạo của kìm nhổ răng trẻ em:
- Cán kìm
- Cổ kìm
- Mỏ kìm
Đặc điểm kìm nhổ răng trẻ em:
Kìm nhổ răng trẻ em ( răng sữa) có hình dáng giống kìm nhổ răng người lớn nhưng kích thước nhỏ hơn.
- Kìm nhổ răng cửa hàm trên : cán, cổ,mỏ kìm thẳng nằm trên một mặt phẳng, mỏ kìm không mấu, đối xứng.
- Kìm nhổ răng hàm trên: cán và mỏ kìm không nằm trên một mặt phẳng, mỏ không có mấu, dùng cho cả bên trái và bên phải.
- Kìm nhổ răng hàm- hàm trên : cán và mỏ kìm không nằm trên một mặt phẳng kìm có hình chữ S, hai mỏ to, khỏe, mỏ kìm có mấu dùng cho cả bên trái và bên phải.
- Kìm nhổ chân răng hàm trên:cán và mỏ kìm không nằm trên một mặt phẳng, mỏ kìm thon nhọn, không có mấu, khi bóp hai mỏ khít vào nhau, dùng cho cả bên trái và bên phải.
- Kìm nhổ răng cửa hàm dưới :cán và mỏ kìm nằm vuông góc với nhau,mỏ chim, mỏ thon nhỏ,mỏ không mấu, hai mỏ khi bóp sát vào nhau.
- Kìm nhổ răng hàm dưới :cán và mỏ kìm nằm vuông góc với nhaumỏ chim, mỏ thon nhỏ,mỏ không mấu, hai mỏ khi bóp không sát vào nhau, dùng cho cả bên trái và bên phải.
- Kìm nhổ răng hàm- hàm dưới :cán kìm và mỏ kìm nằm vuông góc với nhau, hình mỏ chim, hai mỏ to, đều có mấu dùng cho cả bên phải và bên trái.
Cách cầm kìm: - Cán kìm được đặt gọn trong lòng bàn tay phải. Đặt ngón cái vào giữa 2 cán kìm đề phòng việc bóp cán kìm quá chặt làm vỡ thân răng. Bốn ngón còn lại được giữ dưới 2 cán kìm và gần cuối cán để có thể mở ra khi cần thiết (mở kìm bằng ngón út và ngón nhẫn).
- Cán kìm, cổ tay, cẳng tay thành một đường thẳng, hướng sức của cán kìm theo các điểm tựa trong lòng bàn tay.
Nhổ răng trẻ em áp dụng với một số trường hợp sau:
- Răng sữa đến tuổi thay, lung lay nhiều hoặc chưa lung lay nhưng mầm răng vĩnh viễn đã mọc hoặc răng vĩnh viễn đã mọc trồi lên trên.
- Những răng sữa bị nhiễm khuẩn ở chóp gốc răng, nên nhổ để tránh thiểu sản men cho mầm răng.
- Nhổ những răng làm cản trở cho sự mọc lên của răng vĩnh viễn.
- Nhổ những răng sữa bị tủy răng đã bị hoại tử, lâu ngày có thể gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc cho vùng lân cận.
- Răng sửa bị đau, bị viêm, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần
NHỔ RĂNG TRẺ EM CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Nhổ răng trẻ em chính là giải pháp nha khoa tối ưu được áp dụng phổ biến nhất để nhằm giúp trẻ khắc phục nhanh chóng các khuyết điểm về răng sâu, mẻ, vỡ nặng... cũng như cải thiện chức năng ăn nhai tốt hơn. Thông thường, độ tuổi thay răng sữa cho trẻ sẽ được chia thành các nhóm như sau:
- Hai răng cửa giữa: 6-7 tuổi.
- Hai răng cửa bên cạnh: 7-8 tuổi.
- Hai răng nanh: 9-12 tuổi.
- Hai răng hàm đầu tiên: 9-11 tuổi
- Hai răng hàm thứ 2: 10-12 tuổi.
Nhổ răng sữa cho trẻ em đúng thời điểm giúp định hướng phát triển răng miệng cho trẻ toàn diện trong tương lại.
Cải thiện tốt chức năng ăn nhai hằng ngày của trẻ, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Nhổ răng trẻ em giúp bảo vệ sức khỏe răng hàm, ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang các răng khác cũng như hạn chế tối đa tình trạng hôi miệng và một số bệnh lý nha khoa khác.
Loại bỏ nhanh chiếc răng hư nhưng không rụng gây khó khăn cho bé khi ăn uống.Hạn chế tình trạng sâu răng đau nhức, gây cảm giác khó chịu, thậm chí nóng sốt ở trẻ.