Nhổ răng là một thủ thuật phổ biến, đã xuất hiện từ lâu trong y khoa. Để thực hiện một thủ thuật nhổ răng an toàn, nhanh chóng, giảm tối thiểu khó chịu cho bệnh nhân cần đòi hỏi tay nghề tốt của bác sỹ thực hiện cũng như sự hỗ trợ đắc lực của các dụng cụ tiểu phẫu thuật. Trong số đó quan trọng nhất là kìm và bẩy nhổ răng.
Kìm nhổ răng là dụng cụ để truyền lực được kiểm soát tới răng, để lung lay răng, làm rộng xương ổ rồi cuối cùng rút răng ra.
1. Tên: kìm nhổ răng phía trước hàm trên
2. Hãng: Kohler
3. Xuất sứ: Germany (Đức)
4. Đặc điểm cấu tạo:
- Kìm được làm từ vật liệu thép không ghỉ, độ hoàn thiện gia công tốt, cầm chắc tay, thao tác trơn tru.
- Kìm cấu tạo gồm 3 phần: cán kìm, cổ kìm, mỏ kìm.
- Loại kìm này có mỏ kìm và cán kìm nằm trên cùng một mặt phẳng.
- Mỏ kìm đối xứng 2 bên, đầu của mỏ kìm hai bên không có mấu, bên trong mỏ kìm có cách rãnh dạng chữ thập cho khả năng bám thân răng chắc chắn không trơn trượt trong quá trình nhổ răng.
5. Chỉ định: Kìm được sử dụng trong thủ thuật nhổ các răng cửa vĩnh viễn và răng nanh vĩnh viễn hàm trên (răng số 1, 2, 3).
6. Hướng dẫn sử dụng kìm nhổ răng:
- Kìm và các dụng cụ nhổ răng phải được vệ sinh, hấp sấy tiệt trùng cẩn thận trước và sau khi sử dụng để nhổ răng cho bệnh nhân.
- Xác định răng cần nhổ và lựa chọn đúng loại kìm nhổ răng.
- Bàn tay trái nắm vùng hàm có răng nhổ theo hai kiểu:
+ Kiểu bóp: bằng ngón cái và ngón trỏ.
+ Kiểu kẹp: bằng ngón trỏ và ngón ngữa.
- Bàn tay phải cầm kìm sao cho cán kìm được đặt trong lòng bàn tay. Ngón cái đặt vào giữa 2 cán kìm đề phòng việc bóp cán kìm quá chặt làm vỡ thân răng. Bốn ngón còn lại được giữu dưới 2 cán kìm và gần cuối cán để có thể mở ra khi cần thiết (mở kìm vằng ngón út và ngón nhẫn).
- Cán kìm, cổ kìm, cẳng tay thành một đường thẳng, hướng sức của cán kìm theo các điểm tựa trong lòng bàn tay.
- Bắt kìm: Kẹp mỏ phía lưỡi trước, sau đó ấn và kẹp mỏ phía má.
- Lung lay và xoay răng rồi rút răng ra khỏi huyệt ổ răng.