Từ những năm 50 của thế kỷ 20, nước súc miệng chứa Chlorhexidine đã được sử dụng để chăm sóc răng miệng cho con người. Theo định nghĩa của bộ Y tế, nước súc miệng chứa Chlorhexidine là dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho răng miệng có chứa chất sát trùng có tên đầy đủ là Chlorhexidine Gluconate nồng độ 0.12%. Nhờ khả năng kháng khuẩn mạnh, loại nước súc miệng này được sử dụng phổ biến trong nha khoa nhờ hiệu quả kháng khuẩn tốt, tương đối an toàn khi sử dụng cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
Qua nhiều nghiên cứu, nước súc miệng chứa Chlorhexidine đã được công nhận về hiệu quả vượt trội trên nhiều chủng vi khuẩn, virus (kháng khuẩn phổ rộng). Đây cũng là căn cứ để các chuyên gia nhận định rằng loại nước súc miệng này có khả năng ngăn chặn sự lây lan của virus Corona trong cộng đồng.
Chlorhexidine mang điện dương tạo lực tương tác ion với màng tế bào vi khuẩn tích điện âm. Khi dùng nước súc miệng chứa Chlorhexidine, hoạt chất bị hút chặt lên bề mặt màng tế bào tạo phức Phosphat.
Mặt khác, Chlorhexidine cũng được nghiên cứu đánh giá hiệu quả trên màng Biofilm (Cơ chế kháng kháng sinh phổ biến nhất hiện nay. Màng biofilm là tập hợp phức tạp của nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Các vi khuẩn được bảo vệ bên trong 1 lớpchất nền vững chắc khiến cho các chất sát trùng và kháng sinh rất khó tiếp cận để tiêu diệt vi khuẩn. Chlorhexidine tuy không có khả năng phá vỡ màng biofilm nhưng chúng vẫn có tác dụng ức chế sự bám dính của vi khuẩn vào bế mặt của màng, từ đó ngăn chặn sự phát triển của màng biofilm.
BERNSTEIN vfa các cộng sự tại Ohio và Newwyork (Mỹ) tiến hành nghiên cứu trong ống nghiệm hiệu quả của nước súc miệng chứa Chlorhexidine 0.12% trên 1 số chủng virus phổ biến tại khoang họng miệng như HSV (Virus herpes), Cytomegalo virus (Virus CMV thường gây bệnh thuỷ đậu), Influenza A (cúm A), Parainfluenza (virus gây bệnh khó thở ở trẻ em), Polio (virus gây bệnh bài liệt), Hepatitis B (virus viêm gan B).
Kết quả cho thấy nước súc miệng chứa Chlorhexidine 0.12% có hiệu quả trên hầu hết các chủng virus thử nghiệm trừ virus bại liệt. Tuy nhiên, trong thời gian tiêu chuẩn để súc họng, súc miệng (30s), hiệu lực của nước súc miệng Chlorhexidine trên 1 số chủng virus parainffluenzae và virus gây viêm gan B chưa tốt. Trên chủng virus cúm (loại virus gây bệnh phổ biến nhất) hiệu lực chỉ đạt 93%.
Có thể thấy, hiệu quả của nước súc miệng chlorhexidine 0.12% dường như thấp hơn so với các loại nước súc miệng chứa nano bạc và nước súc miệng chứa povidon iod 1% (100% virus trong 30s). Do đó, đối với các nhiễm trùng họng miệng do virus, nên sử dụng các loại nước súc miệng kháng khuẩn từ Nano bạc hoặc povidon iod thay vì Chlorhexidine.
Khi lựa chọn nước súc miệng chứa Chlorhexidine, cần lưu ý đến đối tượng sử dụng, liều dùng, cách dùng và những nguy cơ có thể gặp phải nếu sử dụng kéo dài, tránh gây tổn hại niêm mạc họng miệng.
Nước súc miệng Chlorhexidine là dung dịch pha sẵn nên khá tiện lợi khi sử dụng mà không cần pha loãng. Mỗi lần sử dụng nên dùng từ 15-20 ml đối với người lớn và 10ml đối với trẻ em. Súc mạnh trong 30s để hoạt chất tiếp xúc với toàn bộ bề mặt niêm mạc và loại bỏ tối đa thức ăn thừa, vi sinh vật gây nhiễm trùng, mảng bám răng…Sau khi súc 30s, bạn có thể ngậm thêm 30s sau đó nhổ đi.
Việc súc miệng nên được thực hiện ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối sau khi đánh răng. Trong các trường hợp đặc biệt như nhổ răng khôn, niềng răng, đang điều trị bệnh nha chu…số lần sử dụng nước súc miệng chứa Chlorhexidine có thể tăng lên từ 3-5 lần súc/ngày.
Nên súc nhẹ lại bằng nước sau khi đã dùng nước súc miệng. Điều này giúp bạn hạn chế 1 số nguy cơ khi sử dụng nước súc miệng Chlorhexidine sẽ được đề cập ngay trong phần dưới đây.
Nước súc miệng chứa Chlorhexidine được đánh giá khá an toàn khi sử dụng được cho cả phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, bạn có thể cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng do nước súc miệng Chlorhexidine có thể gây 1 số tác dụng ngoại ý sau đây:
Nước súc miệng chứa Chlorhexidine có tính acid nên có thể ảnh hưởng đến pH nước bọt tại họng, gây kích ứng niêm mạc họng, gây khô họng do giảm tiết dịch ở họng. Do đó, trên thế giới, các hãng dược phẩm rất ít sử dụng Clorhexidine trong các dung dịch vệ sinh phần họng. Tuy nhiên, hiện nay, 1 số hãng dược Việt Nam vẫn sử dụng nguyên liệu này cho cả các nhiễm trùng tại họng như viêm họng, cảm , cúm… Rất may, các loại nước súc họng chứa Chlorhexidine nếu được chỉ định cho họng đều sử dụng ngắn ngày nên chưa gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể.
Nước súc miệng Chlorhexidine có tác dụng kháng khuẩn mạnh, nên phù hợp sử dụng cho các đối tượng đang gặp các nhiễm trùng răng miệng như:
Theo khuyến cáo của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, nước súc miệng chứa Chlorhexidine không nên sử dụng cho người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu tham khảo Việt Nam, cân nhắc không sử dụng nước súc miệng chứa Chlorhexidine cho trẻ dưới 12 tuổi.
Trẻ dưới 12 tuổi nên lựa chọn các loại nước súc miệng có độ an toàn cao hơn như nước súc miệng chứa Nano bạc hoặc chứa thảo dược.
Như khuyến cáo ở trên, do 1 số nguy cơ như gây ố răng, mất vị giác và gây kích ứng niêm mạc, nên nước súc miệng chứa Chlorhexidine chỉ nên sử dụng định kỳ trong các đợt điều trị thay vì sử dụng hàng ngày.
Tuy nhiên, nếu đây là loại nước súc miệng quen thuộc mà bạn không muốn đổi sang một sản phẩm khác, bạn có thể cân nhắc thay đổi trình tự vệ sinh răng miệng gồm: Dùng tăm chỉ nha khoa, dùng nước súc miệng chứa Chlorhexidine và cuối cùng là đánh răng.
Kết luận: Nước súc miệng chứa Chlorhexidine là 1 sản phẩm vệ sinh răng miệng tốt, hiệu quả kháng khuẩn cao giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều nhiễm trùng răng miệng như bệnh nha chu, viêm nướu, hôi miệng, loét miệng, chảy máu chân răng…Tuy nhiên thận trọng khi sử dụng nước súc miệng chứa Chlorhexidine trong các nhiễm trùng tại họng, các bệnh lan truyền do virus, hoặc sử dụng hàng ngày.