THÀNH PHẦN CẤU TẠO IMPLANT


Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều hãng implant với nhiều mức giá, thiết kế và cách sử dụng khác nhau. Để đạt được thành công trong một thủ thuật cấy ghép implant nha khoa đòi hỏi bác sĩ cần hiểu các thông số trang thiết bị và nắm rõ cách sử dụng của loại implant đó.

Các thành phần implant nha khoa:

-       Trụ implant

-       Phần mang implant (implant mount)

-       Nắp đậy (cover screw)

-       Nắp lành thương nướu (healing)

-       Chốt lấy dấu (coping)

-       Analogue

-       Trụ abutment


1.    Trụ implant

-       Là phần chân răng nhân tạo, được đặt vào trong xương hàm và tích hợp xương sau một thời gian cấy ghép.

-       Được gia công từ hợp kim titan, được xử lý bề mặt giúp tích hợp xương và được đóng gói bảo quản vô trùng 2 lớp.

-       Hộp bao bì có các thông tin về hãng, xuất sứ, thế hệ implant, kích thước, ngày sản xuất, hạn sự dụng của implant.

-       Khi sử dụng phải đảm bảo bề mặt implant vô trùng, không chạm vào bất cứ bề mặt nào khác ngoài lỗ khoan xương

2.    Phần mang implant (implant mount)

-       Có thể được đi kèm trụ implant hoặc không.

-       Dùng để đưa implant từ hộp vô trùng vào lỗ khoan xương và điều chỉnh vị trí implant trong xương. Sau đó implant mount sẽ được tháo bỏ thay bằng các thành phần khác.

-       Một số hãng không có kèm implant mount theo trụ implant thì thường thay thế dùng bằng implant driver.

3.    Nắp đậy (cover screw)

-       Thường đi kèm trụ implant trong hộp vô trùng.

-       Là bộ phận được đặt lên trụ implant trong quá trình lành thương, giúp ngăn chặn mô mềm phát triển vào phần kết nối của implant.

4.    Nắp lành thương nướu (healing)

-       Được sử dụng để tạo hình nướu, tạo dạng thoát mô mềm quanh phục hình nâng đỡ trên implant.

-       Được đặt thay thế cho nắp đậy trong phẫu thuật thì 2 sau khi implant đã tích hợp xương.

-       Có nhiều kích thước và chiều cao lựa chọn tuỳ thuộc khoảng mất răng và độ dày sinh học nướu vị trí implant

5.    Chốt lấy dấu (coping)

-       Dùng để chuyển vị trí và chiều hướng của implant từ trong miệng sang mẫu hàm làm việc.

-       Có 2 loại:

+   Chốt lấy dấu khay đóng: có các rãnh nông trên phần thân và vít kết nối ngắn. Khi lấy dấu, chốt sẽ nằm hoàn toàn trong dấu sillicone và không có phần nào nhô ra khỏi khay lấy dấu. Sau khi lấy dấu xong, chốt được tháo ra khỏi implant và gắn với analogue rồi gắn trở lại dấu sillicone và đổ mẫu.

+   Chốt lấy dấu khay mở: có các rãnh lưu sâu trên thân hoặc có phần tai lưu giữ trên thân chốt và vis kết nối dài. Khi lấy dấu, thân chốt nằm hoàn toàn trong sillicone, một phần đầu vít nhô ra khỏi khay lấy dấu. Khi lấy dấu xong, tháo vít kết nối, dấu sillicone được lấy ra khỏi miệng mà chốt lấy dấu nằm nguyên trong đó. Analogue được gắn vào chốt lấy dấu và đổ mẫu.

6.    Analogue

-       Có bệ và kết nối giống trụ implant.

-       Đóng vai trò bản sao của implant trên mẫu làm việc của labo.

7.    Abutment

-       Là phần được vặn vào implant, có chức năng mang  và nâng đỡ phục hình răng phía trên.

-       Có nhiều loại abutment tuỳ thuộc vào vật liệu và hình dạng thiết kế phù hợp yêu cầu phục hình của bác sĩ.

-       Vật liệu: titan, sứ zirconia, plastic..

-       Phục hình tháo lắp: abutment dạng viên bi để giữ hàm giả tháo lắp.

-       Phục hình gắn bằng cement:

+   Abutment thẳng: đa dang về kích thước và độ dài.

+   Abutment nghiêng: dạng góc 15-30 độ, được dùng khi trục của phục hình và trục implant không trùng nhau.

+   Abutment tạm: được dùng tại ghế cho phục hình tạm.

-       Phục hình gắn bằng vis, không có cement: multi units

Đa dạng về chiều cao và góc độ sử dụng.

Xem theo hãng sản xuất

Hotline
Hotline:
0936.053.577  0243.655.777