Dây cung
Dây cung là vật liệu tạo lực chinh trong chỉnh nha cố định bằng cách gắn chúng vào các khe mắc cài hoặc có thể đặt ngoài khe mắc cài, giúp di chuyển răng đến vị trí mong muốn.
Hơn 40 năm trước 3M đã đi tiên phong trong việc sử dụng hợp kim Niken- Titan để phát triển dây cung trong chỉnh nha. Ngày nay chúng tôi cung cấp nhiều loại dây cung khác nhau với độ chính xác cao hơn, kiếm soát tốt hơn về hình dạng dây cung, tính chất cơ học để đáp ứng nhu cầu của các Nha sĩ trong quá trình điều trị.
Dây cung chỉnh nha của 3M được làm từ thép không gỉ, hợp kim Niken titanium và Beta III titanium.
Hình dạng dây cung
Trong hơn một thế kỉ qua, đã có rất nhiều nghiên cứu về hình dạng cung hàm lý tưởng của con người, tuy nhiên trong quá trình điều trị thay đổi cung hàm của bệnh nhân có thể gây ra sự mất ổn định và dễ tái phát. Chính vì vậy, 3M đã cung cấp 3 loại hình dạng dây cung khác nhau để điều chỉnh độ cong vùng răng cửa, chiều rộng giữa hai răng nanh, chiều rộng giữa răng hàm lớn và đường cong từ răng nanh đến răng hàm lớn thứ hai.
-
Cung ortho form I (Taper ): dùng cho khoảng cách 2 răng nanh nhỏ, bệnh nhân có cung hàm hẹp và nhọn
-
Cung ortho Form II ( square): dùng trong trường hợp cung vùng răng trước rộng, vùng răng sau cong về phía luỡi
-
Cung orthoform III ( ovoid): dùng để giữ ổn định và duy trì giảm tối đa sự tái phát sau chỉnh nha.
Tính uốn dẻo của dây cung
Làm thế nào để uốn cong dây cung và duy trì tốt sự uốn cong đó là tiêu chí quan trọng để lựa chọn vật liệu dây cung chính xác. Độ uốn dẻo ( độ cứng) của dây cung gần như đối lập với tính đàn hồi. Dây cung đàn hồi rất khó uốn cong, nhưng dây cung có thể uốn cong có độ đàn hồi tối thiểu. Dưới đây là tính uốn dẻo của các loại dây cung tính trên thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 10 điểm là dễ uốn cong nhất. (*). ứng dụng đặc điểm này 3M chúng tôi cho ra các sản phẩm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của các bác sĩ.
Note: (*) dữ liệu 3M.
Mức độ lực của dây cung
Mức độ lực của dây cung được chia thành hai loại: lực tải và lực làm việc.
-
Lực tải ( loading force): là lực được tạo ra khi xử lý dây cung, và buộc dây cung vào mắc cài.
-
Lực làm việc hay còn gọi là thoái lực ( unloading force): là lực dịch chuyển răng
Dưới đây là một ví dụ so sánh độ thoái lực giữa các dây cung khác nhau.