Giới thiệu chung về kìm nhổ răng cửa hàm dưới
Kìm là dụng cụ để truyền lực được kiểm soát tới răng, để lung lay răng, làm rộng xương ổ cuối cùng rút răng ra.
Cấu tạo của kìm nhổ răng cửa hàm dưới: cán kìm, cổ kìm và mỏ kìm.
- Cán kìm là phần bàn tay cầm vào, có rãnh , kích thước phù hợp với lòng bàn tay để khi cầm không bị trượt.
- Cổ kìm là phần khớp nối giữa cán kìm và mỏ kìm giúp phần cán kìm kẹp nhả tự do khi hoạt động.
- Mỏ kìm là bộ phận thực hiện chức năng của kìm: bắt chặt vào vùng cổ răng giải phẫu hay vùng chẽ chân răng để lấy răng ra khỏi xương ổ.
Đặc điểm kìm nhổ răng cửa hàm dưới:
Kìm nhổ cho răng cửa hàm dưới có hình dáng như mỏ chim, mỏ thon nhỏ,mỏ kìm đối xứng, cán kìm và mỏ kìm vuông góc với nhau, khi bóp vào nhau, hai mỏ không sát vào nhau.
Chức năng chính của kìm nhổ răng cửa hàm dưới: là để nhổ răng 1, 2, 3, cũng có thể nhổ được răng số 4 và răng số 5 hàm dưới.
Cách sử dụng kìm nhổ răng cửa hàm dưới:
- Bàn tay trái nắm vào vùng hàm có răng nhổ.
- Bàn tay phải cầm kìm sao cho cán kìm được đặt gọn trong lòng bàn tay. Ngón cái đặt vào giữa hai cán kìm đề phòng việc bóp cán kìm quá chặt làm vỡ thân răng. Bốn ngón còn lại được giữ dưới hai cán kìm và gần cuối cán để có thể mở ra khi cần thiết.
- Ở răng dưới thì cổ tay gập lại nhưng có thể giữ cán kìm, cổ tay, cẳng tay theo một đường thẳng.
- Khi bắt kìm vào răng, mỏ kìm phải xuống tới cổ răng và càng sâu càng tốt (trừ răng sữa), trục của mỏ kìm phải song song với trục của răng.
- Cặp kìm : mở mỏ kìm vừa phải, hướng trục mỏ kìm theo đúng trục thân răng, hạ kìm từ từ cho tới sát cổ răng ở mặt ngoài và mặt trong, bóp cán kìm cho mỏ kìm ôm chặt vào răng .
- Lung lay và xoay răng.Mục đích là làm đứt dây chằng và làm nới rộng ổ răng tạo điều kiện-nhổ răng được dễ dàng không bị gãy chân.
- Yêu cầu nhẹ nhàng, từ từ, liên tục. Biên độ lắc qua lại rộng dần, lần sau mạnh hơn lần trước. Nêu thấy chiều nào căng thì đừng cố, chân phía đó sẽ gãy. Hãy khéo léo đưa cán kìm về phía ngược lại.
- Chiều chủ yếu để lay răng là chiều ngoài - trong.
- Khi răng đã lung lay nhiều thì chuyển sang động tác nhổ.
- Không được rút quá mạnh đập sông kìm vào răng đối diện dễ làm mẻ những răng này.
Lưu ý kìm nhổ răng cửa hàm dưới :
- Khi răng chưa lung lay nhiều đã vội nhổ, rất dễ gãy chân.
- Kìm và răng luôn luôn là một đơn vị thì lung lay mới có hiệu quả và nhổ ra được.
Ưu điểm của phương pháp.
- Nhổ răng bằng kìm nhanh, gọn, ít gây sang chấn và biến chứng.