QUY TRÌNH TÁI KHÁM ĐỊNH KỲ IMPLANT
Trong năm đầu sau khi hoàn tất phục hình trên implant, một số tai biến có thể xảy ra liên quan đên các yếu tố: cơ sinh học, khớp cắn, xương và kỹ thuật. Do vậy bác sỹ phụ trách cần động viên bệnh nhân đến tái khám định kỳ để đảm báo không xảy ra tai biến hoặc phát hiện xử lý kịp thời.
Quy trình tái khám định kỳ bệnh nhân phục hình với implant:
- Bước 1: Đánh giá độ vững của hàm giả và khớp cắn
- Sử dụng ngón tay hoặc 2 cán gương đẩy răng giả trên implant sang 2 bên để kiểm tra xem có bị lỏng trụ phục hình hay bong xi măng gắn không.
- Với chụp hay cầu răng được gắn bằng xi măng lên trụ phục hình implant thì dùng dụng cụ nhấc chụp lên xem độ vững ổn của xu măng gắn.
- Thử lại khớp cắn tại các vị trí chức năng để kiểm tra và mài chỉnh những điểm cản trở cắn có thể xuất hiện trên phục hình implant.
- Đánh giá vệ sinh răng miệng
- Đánh giá khả năng tự vệ sinh răng miệng của bệnh nhân bằng cách phát hiện mảng bám hoặc cao răng, khám đánh giá tình trạng mô mềm quanh implant.
- Tăng cường bệnh nhân tư vệ sinh răng miệng và giới thiệu các phương tiện giúp bênh nhận tự vệ sinh tại nhà như chỉ tơ nha khoa, bàn chải kẽ, tăm nước, nước súc miệng.
- Làm vệ sinh và đánh bóng
- Sử dụng dụng cụ chuyên biệt đảm bảo an toàn cho implant và trụ phục hình để làm sạch cao răng và mảng bám.
- Sử dụng những cây nạo bằng nhựa, thao tác nạo nhẹ nhàng để tránh làm trày xước implantvà trụ, dễ tích tụ vi khuẩn.
- Đầu siêu âm có thể sử dụng nhưng phải được bọc nhựa khi thao tác tại vùng phục hình có implant.
- Bột đánh bóng không xước có thể dùng để đánh bóng những phần bên ngoài.
- Thăm khám túi lợi quanh implant
- Tổ chức lợi quanh implantcần bám chặt vào bề mặt trụ phục hình, sử dụng cây đo túi lợi bằng nhựa thăm khám tổ chức quang implantđể tránh gây sang chấn, trày xước implant.
- Độ sâu túi tợi cần được đánh giá tại 4 vị trí của mỗi implant.
- Nếu tại lần khám lại, khi thăm khám nhẹ nhangf mà gây chảy máu hay mủ, độ sâu túi lợi tăng so với lần khám trước đố thì cần áp dụng những biện pháp khám và xử lý bổ sung khác.
- Sau mỗi lần tái khám, ghi chép lại thông tin thu được vào bệnh án, tiến hành đối chiếu với các dự liệu khi lắp phục hình răng và lưu trữ lại bệnh án sử dụng cho các lần tái khám tiếp theo.
- Chụp phim xquang kiểm tra
- Sau khi mới lắp phục hình, cần chụp một phim cận chóp để kiểm tra sự sát khít các thành phần implant cũng như có thông tin về chiều cao của xương vùng quanh trụ implant.
- Nếu không có gì bất thường, phim cận chóp được chụp định lỳ hàng năm để đánh giá mức độ mất xương quanh implant, tình trạng lỏng chụp hay cầu răng.
- Phim chụp cận chóp thường thuận tiện, có sẵn tại phòng khám giúp quá trình tái khám định kỳ nhanh chóng. Ngoài ra có thể chỉ định chụp khác film khác như phim chụp toàn cảnh panorama khi cần khảo sát nhiều implant hay phim CT Conbeam nếu cần khảo sát các thanh phần theo 3 chiều không gian.
Toàn bộ quy trình tái khám định kỳ phục hình implant diễn ra rất nhanh chóng và thường không gây đau đơn gì cho bệnh nhân. Do vậy chúng ta nên đến phòng khám nha khoa tái khám định kỳ để giúp sử dụng tốt chức năng của phục hình cũng như sự tồn tại lâu dài của implant.